Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Khi nhiễm cúm A người bệnh thường có các triệu trứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Thông thường, bệnh diễn biến và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính diễn biến nặng hơn và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng bệnh người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối
2. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng
3. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng bệnh
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế phòng lây nhiễm
5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút. Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời